a)
Cách mạng Tháng Mười Nga
- Ngày 7 tháng 11 năm 1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bônsêvích Nga, đứng đầu là V. I. Lênin đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi
nghĩa phá tan dinh lũy cuối cùng của Chính phủ lâm thời tư sản, báo hiệu sự
toàn thắng của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành "Toàn bộ chính quyền về tay
Xô viết". Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước Xô viết do V. I. Lênin đứng
đầu, đã ra đời trong “mười ngày rung chuyển thế giới”.
- Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai
cấp công nhân và đội tiên phong của họ là Đảng bônsêvích lãnh đạo
- Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, lịch
sử đã mở ra một con đường mới cho sự giải phóng các dân tộc bị áp bức của chủ
nghĩa thực. Nó đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
b.
Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới
-
Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Từ
sau Cách mạng Tháng Mười đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là
nước xã hội chủ nghĩa duy nhất
Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921 để bảo đảm cung cấp
lương thực cho quân đội, cho tiền tuyến, cho công nhân và cho nhân dân thành thị
trong điều kiện lương thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là V.
I. Lênin đã đề ra Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hoá tài sản,
tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các
thế lực chống phá cách mạng khác.
- Đến tháng 3 năm 1921, sau khi nội chiến kết thúc,
tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga với việc đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP),
V.I.Lênin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới, việc sử dụng những hình thức
kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của
chính sách này. Thời kỳ Chính sách cộng sản thời chiến đã kết thúc, giờ đây với
việc thực thi NEP thì chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những hình thức rất
thích hợp để giúp nước Nga Xô viết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp
kinh tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất
hàng hoá nhỏ - mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tư bản.
- Sau khi Lênin mất, đường lối đúng đắn này đã không
được quán triệt thực hiện đầy đủ. Trong điều kiện như vậy, để giải quyết nhiệm
vụ lịch sử vô cùng khó khăn nói trên, Nhà nước Xô viết không thể không áp dụng
cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao; một cơ chế có thể thực hiện được khi chính
quyền đã thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
a)
Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới ra đời bao gồm các nước Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức,
Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani, Mông Cổ, Trung Quốc; Triều Tiên, Việt Nam
(sau này thêm Cuba) đi theo mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết.
b)
Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực
- Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân
lao động lên làm chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ
trên toàn thế giới. Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là chế
độ dân chủ được thiết lập.
- Trong hơn bảy mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm
lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn với
trình độ hiện đại bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
- Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai
trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh huỷ diệt, bảo vệ hoà bình thế giới.
- Ngay tại các nước phương Tây, nhân dân lao động được
sức hấp dẫn thực tế của chủ nghĩa xã hội đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh,
dân chủ, các phúc lợi xã hội... Với sức ép của các nước xã hội chủ nghĩa; các
nước phương Tây đã phải nhượng bộ và chấp nhận thực tế rất nhiều yêu sách đó.
- Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường
thẳng và phong trào cách mạng cũng không tránh khỏi sai lầm và thất bại hay những
thời kỳ thoái trào.
- Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa
tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ sau khi Ph.
Ăngghen qua đời, phong trào xã hội chủ nghĩa lại lâm vào khủng hoảng lần thứ
hai, Quốc tế II phân rã thành phái hữu, phái tả và phái giữa. Từ sau Cách mạng
Tháng Mười Nga thành công, dưới sự lãnh đạo của V. I. Lênin, Quốc tế III - Quốc
tế Cộng sản được thành lập, chấm dứt sự khủng hoảng lần thứ hai.
- Bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4 năm
1989 trở đi sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu. Chỉ trong vòng 2
năm, đến tháng 9 năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và sáu nước Đông
Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Sự đổ vỡ cũng diễn ra ở Mông Cổ, Anbani, Nam Tư.
a)
Nguyên nhân sân xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa
xã hội Xô viết
- Sau khi V. I. Lênin qua đời, ở Liên Xô, Chính sách
kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hoá tập trung
cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hoá tập trung đã phát huy mạnh mẽ tác dụng,
song đã biến dạng thành kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.
- Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý,
nói chung là chậm đổi mới mô hình của chủ nghĩa xã hội
- Đó không phải những sai lầm khuyết tật do bản chất
của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ: "Do duy trì quá lâu những khuyết tật
của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công
nghệ"
nên gây ra tình trạng từ trệ kéo dài về kinh tế - xã hội rồi đi tới khủng hoảng.
b)
Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ
Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có
hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp sau đây:
Một
là,
trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại,
thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất.
Hai
là,
chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện
được "diễn biến hoà bình" trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.
Tóm
lại,
sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên
chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô
sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau, tác động cùng chiều, tạo nên một
lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như một cơn lốc chính trị trực tiếp phá sập
ngôi nhà xã hội chủ nghĩa
2. Chủ nghĩa xã hội - tương lai của
xã hội loài người
(Tự
nghiên cứu)
a.
Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Cương lĩnh xây dựng đât nước trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta đã chỉ rõ: “Theo
quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”
và “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn
của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển
của lịch sử”.
- Mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng,
đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân
làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với các nước trên thế giới”.
- Qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một
quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để là quá trình đấu tranh phức tạp giữa cái
cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, do đo quá trình ấy nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu
dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen.
b.
Về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay
Vì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn
ra trong thời gian rất dài, chưa thể xác định cụ thể mốc thời giân kết thúc, do
đó trong Cương lĩnh Đảng ta chỉ nêu mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời ký quá
độ và mục tiêu của chặng đường sắp tới (đến giữa thế kỷ XXI).
-
Mục
tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước
ta là xây dựng được cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc
thượng tầng về chính trị, tư tưởng văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở
thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
-
Mục
tiêu đến giữa thế kỷ XXI.
Toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng
nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
c.
Về phương hướng.
Để thực hiện thành công các mục tiêu, chúng ta phải
thực hiện tốt 8 phương hướng cơ bản mà Đảng ta đã đề ra sau đây:
-
Một
là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế
tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
-
Hai
là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
-
Ba
là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người,
nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
-
Bốn
là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
-
Năm
là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
-
Sáu
là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng
cường mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
-
Bảy
là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.
-
Tám
là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Để thực hiện đúng các phương hướng cơ bản trên trong
Cương lĩnh Đảng ta cũng đã nhấn mạnh phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải
quyết tố các mối quan hệ lớn. Đó là:
+ Quan hệ giữa đối mới, ổn định và phát triển.
+ Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
+ Quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội
chủ nghĩa.
+ Quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây
dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Quan hê giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
+ Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
+ Quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ.
Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản, Đảng
ta cũng lưu ý “Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí”
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét