XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016
Tags: ,

8 nhận xét:

  1. Là người chiến sĩ an ninh nhân dân chúng ta cần nhận thức rõ được những vấn đề về văn hoá có liên quan đến việc đảm bảo an ninh trật tự để từ đó tạo thuận lợi cho việc nắm bắt tình hình cũng như chủ động trong công tác phòng ngừa và đấu tranh. Để xây dựng được nền văn hoá xã hội chủ nghĩa thì cũng cần những con người xã hội chủ nghĩa, đủ tri thức và bản lĩnh chính trị. Nền văn hoá Việt Nam có nhiều ưu điểm và hạn chế, vì vậy chúng ta cần phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để đưa nền văn hoá nước nhà phát triển, tiến lên nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

    Trả lờiXóa
  2. Ở Việt Nam hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh niên đang bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các nền văn hóa nước ngoài, chạy theo nó mà đang dần đánh mất đi bản sắc văn hoá dân tộc mình. Trước thực trạng này, Đảng và Nhà nước cần tăng cường hơn nữa các chính sách,biện pháp cụ thể về xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc biệt cần tập trung vào giới trẻ bởi họ là tương lai của đất nước, sự thành công của việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa phải nhờ vào lực lượng đầy tiềm năng này.

    Trả lờiXóa
  3. Qua bài học, chúng em nhận thức: Xây dựng văn hóa XHCN là trách nhiệm của toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong thời đại ngày nay thế hệ trẻ cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc giữ gìn, bảo lưu văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

    Trả lờiXóa
  4. Qua bài học, chúng em nhận thức: Xây dựng văn hóa XHCN là trách nhiệm của toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong thời đại ngày nay thế hệ trẻ cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc giữ gìn, bảo lưu văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

    Trả lờiXóa
  5. Quan điểm về văn hóa
    Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.
    Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia.
    Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng văn hóa dân tộc

    Trả lờiXóa
  6. Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nền văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hóa Việt-Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hóa đặc sắc khác như Tà-Nùng, Thái, Chàm, Hoa-Ngái, Môn-Khmer, H’Mông-Dao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên giữ được những nét văn hóa truyền thống gắn bó với rừng núi tự nhiên.

    Trả lờiXóa
  7. Đại hội IX, X, XI các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam là việc làm vô cùng cần thiết.

    Trả lờiXóa
  8. Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thủy kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó là một lối tư duy thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi.

    Trả lờiXóa