KẾ HOẠCH XEMINA
Học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin
(Phần 3: Lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin về chủ nghĩa xã hội)
BÀI: “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách
mạng xã hội chủ nghĩa”
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Huệ
Thực hiện tại lớp: D47B - Hệ Chính quy
Thời gian thực hiện:
ngày /1/2016
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Về kiến thức:
Thông qua việc xêmina sinh viên nắm
được nội dung cơ bản của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Qua đó, biết nhìn nhận, đánh giá tình hình chính trị - xã hội trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Củng cố kiến thức đã học, hiểu rõ hơn, sâu rộng
hơn nội dung của phần lý thuyết đó học và nâng cao nhận thức chính trị, tư
tưởng. Nắm được những vấn đề trọng tâm, khắc phục những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu.
Tăng cường mối quan hệ giữa người
dạy và người học.
- Về kỹ năng:
Trang bị cho sinh viên những kỹ năng
trong việc vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn. Biết vận dụng linh
hoạt những kiến thức đã học vào từng sự việc cụ thể cũng như những vấn đề mới
nảy sinh trong giai đoạn hiện nay liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội. Việc
học tập và nghiên cứu bài giúp sinh viên nâng cao khả năng thực hành, rèn luyện
tư duy khoa học, đặc biệt là vận dụng vào việc xem xét, đánh giá vấn đề kinh
tế, chính trị - xã hội trong đời sống hiện nay.
Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc
nhóm; kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi; trau dồi, phát triển năng lực
đánh giá và tự đánh giá.
- Nâng cao tính chủ động, sáng
tạo, tự nghiên cứu và rèn luyện khả năng trình bày, bảo vệ ý kiến trước “đám
đông” cho sinh viên.
- Về thái độ:
Tạo cho sinh viên niềm yêu thích, sự
say mê học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
–Lênin (Học phần 3)
Giúp sinh viên củng cố và nâng cao
lập trường, quan điểm chính trị; đồng thời có được nhận thức sâu sắc về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay.
Sinh viên có ý thức chấp hành nghiêm
chỉnh quy chế đào tạo, ý thức trách nhiệm với các hoạt động nhóm.
2. Yêu cầu
- Đối với giảng viên:
+ Giảng viên điều khiển sinh viên
tham gia phát biểu ý kiến về những nội dung câu hỏi và bài tập đã chuẩn bị
trước.
+ Tổng hợp ý kiến của sinh viên,
sau đó nhận xét đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng về từng nội dung.
+ Trong khi
sinh viên phát biểu ý kiến sẽ có câu hỏi gợi ý để sinh viên trả lời.
- Đối với sinh viên:
+ Sinh viên phải chuẩn bị câu hỏi và bài tập từ trước khi
thảo luận tại lớp với đề cương chi tiết và có biên bản họp nhóm kèm theo.
+ Khi giảng
viên điều khiển thảo luận, sinh viên tự giác phát biểu ý kiến, đồng thời lắng
nghe ý kiến người khác, chủ động ghi chép những nội dung cần thiết.
+ Sinh viên mạnh dạn nêu ra những
ý kiến thắc mắc cần giải đáp.
II. NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP XEMINA
1. Nội dung
Tổ chức cho sinh viên xemina các vấn đề liên quan
đến bài học. Đây là những vấn đề đang đặt ra hiện nay, đòi hỏi sinh viên vận
dụng kiến thức đã học để giải quyết.
2. Phương
pháp
- Buổi xemina chia làm 2 phần: phần 1: xemina theo chủ đề
và phần 2 : trắc nghiệm nhanh. Trong đó :
+ Phần 1 : Xemina theo chủ đề
Sinh viên tự nghiên cứu vấn đề được giao, các nhóm
phân tích, đánh giá và đưa ra phương án giải quyết.
Trên cơ sở đó, sinh viên chia thành 3 nhóm, các nhóm
họp thảo luận phương án giải quyết vấn đề, các thành viên của nhóm đưa ra ý
kiến. Từng nhóm sẽ cử đại diện của mình trình bày và trả lời câu hỏi của các
nhóm khác.
- Giáo viên đánh giá thái độ làm việc của sinh viên,
nhận xét các phương án mà sinh viên đưa ra và kết luận hướng giải quyết phù
hợp.
+ Phần 2 : Trắc nghiệm nhanh
Áp dụng phương pháp động não, giáo viên đưa ra các
câu hỏi trắc nghiệm, sinh viên suy nghĩ nhanh trong 5-7 giây và trả lời. Giáo
viên cho đáp án.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị câu hỏi, vấn đề và hướng dẫn
giải quyết.
- Sinh viên nắm vững kiến thức phần giảng lý thuyết, nghiên cứu vấn đề đã
được giao và đưa ra phương án giải quyết.
- Sinh viên từng nhóm lập kế hoạch giải quyết vấn
đề, đưa ra những nhận định, yêu cầu và phương hướng xử lý vấn đề.
2. Tiến hành
Xêmina được tiến hành trong thời gian 02 tiết do
giáo viên điều khiển, với các công việc cụ thể như sau:
- Nêu câu hỏi trắc nghiệm nhanh – sinh viên trả lời
- Nêu tình huống bằng máy chiếu đa năng.
- Sinh viên các nhóm trình bày phần chuẩn bị, trả lời
câu hỏi phản biện của các nhóm khác.
- Giáo viên nêu vấn đề cần tập trung thảo luận, nhận
xét ưu, khuyết điểm của từng nhóm và tổng hợp, đi đến thống nhất về hướng xử
lý.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét